Kỹ thuật và tầm ảnh hưởng Fujara

Nhạc sĩ kiêm nghệ nhân làm nhạc cụ người Slovakia, Ľubomír Párička, thổi sáo FujaraMột người thổi sáo Fujara

Do thiết kế đặc biệt của ống sáo, mà Fujara cho ra những âm sắc vừa sâu lắng vừa trầm ấm. Khi chơi sáo Fujara, các nốt hoa mỹ thường được thêm vào bản nhạc, đặc biệt là trong những bản nhạc có âm giai Mixolydia. Thông thường, người chơi sáo Fujara có hai cách xử lý nốt hoa mỹ. Đầu tiên là nhấn hơi nhanh vào từng nốt, để làm bổng cao độ của nốt gốc lên, trong tiếng Slovak là prefukovať. Tiếp đến là vuốt hơi để rải hợp âm, kỹ thuật này được gọi là rozfúkať.

Ban đầu, tiếng sáo Fujara vốn đến từ cánh đồng của những người chăn cừu, nhưng giờ đây tiếng sáo ấy đã lan xa đến cả những sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân gian trong những thị trấn của Slovakia như Východná and Detva. Không chỉ vậy, sáo Fujara còn được những người yêu nhạc khí trên toàn thế giới học cách chơi, đặc biệt là những người đam mê sáo truyền thống ở Tây ÂuBắc Mỹ. Tuy nhiên, dường như danh tiếng của sáo Fujara vẫn chưa thực sự xứng tấm với giá trị đích thực của nó. Thông thường, Fujara được biết đến như một nhạc cụ độc tấu nhưng vẫn có trường hợp có từ hai đến ba chiếc sáo được hòa tấu cùng lúc.

Năm 2005, Fujara đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.[4] Năm 2008, sáo Fujara lại tiếp tục được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại.